Mitsubishi Motors Vietnam

Header

9 chính sách lớn về ôtô có hiệu lực từ hôm nay!

1- Giảm thuế nhập khẩu linh kiện ô tô về 0%

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 125/2017 sửa đổi, bổ sung, trong đó chính thức thông qua việc áp thuế ưu đãi 0% đối với linh kiện ô tô nhập khẩu (nhóm hàng 98.49) trong biểu thuế, áp dụng từ 1/1/2018.

Theo đó, đối tượng được áp dụng chương trình ưu đãi thuế là các doanh nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô theo quy định của Chính phủ về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ôtô.

Cụ thể, doanh nghiệp phải cam kết sản xuất, lắp ráp xe ô tô đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mức 4 (giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021) và mức 5 (từ năm 2022 trở đi) và đạt đủ sản lượng quy định theo các tiêu chí về sản lượng và mẫu xe.

2- Thuế nhập khẩu ô tô về 0%

Theo cam kết của Hiệp định thương mại tự do ASEAN (ATIGA), xe có tỷ lệ nội địa hóa trong khối từ 40% trở lên sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu 0% từ năm 2018. Nói cách khác, thuế nhập khẩu ô tô sản xuất tại Thái Lan, Indonesia hay Malaysia ở Việt Nam sẽ là 0%.

3- Siết ô tô nhập khẩu

Do thuế nhập khẩu ôtô từ ASEAN về 0% đi kèm lo ngại lượng xe nhập khẩu sẽ ồ ạt tràn vào nước ta trong năm 2018 nên Chính phủ đã ban hành Nghị định 116/2017 về điều kiện nhập khẩu, kinh doanh ôtô áp dụng vào năm 2018.

Để đáp ứng những điều kiện kinh doanh của Nghị định 116/2017, các doanh nghiệp sẽ phải thay đổi rất nhiều về chiến lược kinh doanh, giấy tờ, chứng từ để nhập khẩu xe.

Ví dụ doanh nghiệp phải có giấy ủy quyền triệu hồi từ nhà sản xuất nước ngoài, có giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại từ nơi sản xuất, doanh nghiệp phải cam kết linh kiện, phụ tùng đúng chuẩn xe, phải kiểm tra chất lượng 1 xe trong mọi lô hàng nhập khẩu, bảo hành tối thiểu 2 năm hoặc 50.000 km đối với ôtô con nhập khẩu đã qua sử dụng, có đủ giấy tờ nhập khẩu theo quy định từ 1/1/2018.

4- Chỉ được nhập ô tô khi có giấy phép

Bộ Công thương đã thông báo kể từ ngày 1/1/2018, doanh nghiệp chỉ được phép nhập khẩu ô tô sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô theo quy định tại Nghị định 116.

Đơn vị xử lý và cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô là Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương.

 

Từ ngày 1/1/2018, doanh nghiệp chỉ được phép nhập khẩu ô tô sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô theo quy định tại Nghị định 116.

5 -Đánh thuế cao với ôtô cũ nhập khẩu

Nghị định 125/2017 nêu rõ, xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) có dung tích xi lanh không quá 1.0L sẽ được áp dụng mức thuế tuyệt đối ở mức 10.000 USD/xe. Mức thuế nhập khẩu hiện nay với dòng xe này là 5.000 USD/chiếc.

Như vậy, với những thay đổi này, giá các dòng xe cỡ nhỏ trang bị động cơ dưới 1.0L nhập về VN có thể tăng gấp đôi so với thời điểm hiện tại.

Đối với ô tô chở người có dung tích xi lanh từ 1.0L trở lên và các loại xe ô tô chở người từ 10 – 15 chỗ ngồi kể cả lái xe thuộc nhóm hàng 87.02 áp dụng mức thuế hỗn hợp.

Cụ thể, ô tô trang bị động cơ có dung tích xi lanh từ 1.5L đến dưới 2.5L, mức tính thuế hỗn hợp sẽ bao gồm giá tính thuế của ô tô đã qua sử dụng nhân mức áp thuế từ 150% đến 200% và cộng thêm 10.000 USD/xe.

Các xe dùng động cơ có dung tích xi lanh từ 2.5L trở lên, mức thuế nhập khẩu sẽ được tính theo giá tính thuế xe ô tô qua sử dụng nhân với thuế suất 150% đến 200%, cộng thêm số tiền 15.000 USD/xe.

6- Người ngồi sau không thắt dây an toàn bị phạt

Từ 1-1-2018 tới đây, việc thắt dây an toàn cho hành khách phía sau chính thức trở thành quy định bắt buộc.

Tại điều 5, khoản 1 điểm (k) và điểm (l) quy định mức xử phạt 100.000 – 200.000 đồng với người điều khiển, người được chở trên xe ôtô và các loại xe tương tự xe ôtô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.

Trước đó quy định này chỉ áp dụng đối với người lái và hành khách ngồi phía trước. Trong khi đối với người ngồi ở hàng ghế sau, quy định này chỉ chính thức có hiệu lực từ tháng 1/2018 tới đây.

7-Không kiểm định ôtô dưới chuẩn khí thải

Từ 1/1/2018, tất cả các loại xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mức 4 theo đúng quy định tại Quyết định số 49 mới được kiểm định, cấp chứng nhận lưu thông.

Đối với các phương tiện sử dụng nhiên diesel, các doanh nghiệp nhập khẩu , sản xuất lắp ráp ô tô phải có kế hoạch nhập khẩu, sản xuất bảo đảm việc hoàn thành các thủ tục hải quan, đăng kiểm và đưa ra thị trường trước ngày 31/12/2017. Sau thời điểm này nếu không hoàn thành phải tái xuất hoặc xuất khẩu phương tiện.

 

Tô từ trên 7 chỗ đến 9 chỗ được sản xuất, lắp ráp từ linh kiện rời, hoàn toàn mới; xe nhập khẩu chưa qua sử dụng phải được dán nhãn năng lượng trước khi đưa ra thị trường. Ảnh: Quang Huy

8-Ô tô hết niên hạn bị thu hồi

Theo Quyết định 16/2015 của Thủ tướng về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ, các loại ôtô, xe máy hết hạn sử dụng sẽ bị thu hồi vào tháng 1/1/2018.

Nhà sản xuất có trách nhiệm tổ chức thu hồi, tiếp nhận sản phẩm thải bỏ do doanh nghiệp đã bán ra thị trường Việt Nam và được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ. Các nhà sản xuất có thể liên kết để cùng thực hiện thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ.

Người tiêu dùng được lựa chọn các hình thức như tự chuyển hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thu gom để vận chuyển đến điểm thu hồi và được hưởng quyền lợi theo chính sách của nhà sản xuất…

9-Ô tô nhỏ phải dán nhãn năng lượng

Thông tư 40/2017 của Bộ Giao thông hướng dẫn việc dán nhãn năng lượng với ôtô quy định từ 1/1/2018 các cơ sở sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và phân phối xe ra thị trường phải thực hiện lộ trình. Theo đó ô tô từ trên 7 chỗ đến 9 chỗ được sản xuất, lắp ráp từ linh kiện rời, hoàn toàn mới; xe nhập khẩu chưa qua sử dụng phải được dán nhãn năng lượng trước khi đưa ra thị trường.

Bạn muốn làm gì tiếp theo?

Bạn có thể tìm kiếm thêm thông tin liên quan từ menu bên dưới